Với sự phát triển của các công trình siêu cao tầng hiện nay tại Việt Nam, thử tải Osterberg (O-cell) là giải pháp thử tải tĩnh không thể thiếu đối với bất kỳ công ty xây dựng nào.
Cách đây 20 năm, nhà thầu Bachy Soletanche Việt Nam lần đầu tiên bắt tay vào thực hiện giải pháp thử tải O-cell tại dự án 27 Láng Hạ (năm 2002). Cùng với sự hướng dẫn bởi các chuyên gia của tập đoàn Soletanche Bachy từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi cũng đã tự tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có khoảng 20 dự án sử dụng kỹ thuật này, với tải trọng thử lên đến con số khổng lồ 10 900 tấn. Tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, tòa nhà chọc trời Landmark 81, cũng đã thử tải 9 320 tấn bằng phương pháp O-cell này. Áp dụng cho cọc thử barrette có phụt vữa thân cọc (1,0 x 2,8) m, sâu 80m.
Vậy nguyên tắc hoạt động của thí nghiệm này như thế nào? O-cell hoạt động dựa trên nguyên tắc cân bằng sức chịu tải, của trục cọc trên và dưới O-cell.
Nhưng điều gì đã khiến các thí nghiệm O-cell do Bachy Soletanche Việt Nam thực hiện thành công như vậy?
Để đảm bảo tải trọng truyển từ kích thủy lực tới O-cell, sau đó truyển dọc theo thân cọc, một hệ thống dầm thép I được lắp đặt bên trên và bên dưới hộp O-cell. Trong trường hợp cọc bị hư hại do vật liệu (bê tông ngay trên và dưới O-cell có thể không đảm bảo độ đồng nhất), các dầm thép này vẫn sẽ truyền tải đều lên thân cọc.
Tuy nhiên, việc lựa chọn cao độ để lắp đặt O-cell cũng cần được tính toán chính xác, không phải ai cũng có kinh nghiệm. Nhưng với tư cách là chuyên gia của lĩnh vực này, BSV đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trở thành Nhà thầu chuyên nghiệp trong các thử nghiệm tải trọng tĩnh O-cell.